Bonsai được xem là bộ môn nghệ thuật cổ xưa của Nhật Bản, là một hình thức làm vườn chậm, đòi hỏi tính kiên nhẫn. Nhưng với cây Hoa Giấy bạn có thể có những lối tắt để đi đến tạo một cây bonsai có dáng đẹp, thế như mong muốn.
Vì sao nên chọn cây Hoa Giấy để làm cây bonsai
Thông thường số đông sẽ chọn các cây thân gỗ lâu năm để tạo cây bonsai như cây Tùng, cây Cẩm Thị, cây Linh Sam, cây Sanh, cây Đa, và một trong những ứng cử viên tuyệt vời cho cây cảnh bonsai, là cây hoa giấy, với những chùm hoa rực rỡ xuất hiện nhiều lần trong năm, điểm trên thân cây có vỏ với nhiều nét cổ quái. Vì vậy nhiều nghệ nhân đã sử dụng hoa giấy để tạo ra những cây Hoa Giấy bonsai phù hợp cho việc chơi thế, thân lẫn thưởng hoa. Hơn nữa nó lại còn phù hợp với khí hậu của Việt Nam chúng ta.
Trong khi hầu hết các loài cây cảnh mất nhiều năm đào tạo tác trước khi chúng đạt được kích thước và hình dạng mong muốn, hoa giấy là một ngoại lệ đáng chú ý, có thể mang lại sự hài lòng trong thời gian ngắn, có thể thưởng thức hoặc trưng bày trong vòng vài tháng sau khi tạo hoặc chỉ sau một mùa phát triển. Sự phát triển nhanh của nó tạo ra những tán lá và có thể ra hoa nhanh chóng. Lá và hoa nhanh chóng phát triển đủ để che giấu các khuyết điểm trong tạo tác bonsai mà có thể mất nhiều năm mới có thể sửa chữa đối với những cây chậm phát triển.
Giống Hoa Giấy phù hợp để làm Bonsai
Bất kỳ loại hoa giấy nào cũng có thể được sử dụng để tạo cây cảnh bonsai, mặc dù theo kinh nghiệm của chúng tôi, giống Hoa Giấy Mỹ giúp chúng ta dễ dàng tạo cây Bonsai hơn. Đây là giống cây có thân và rễ cứng cáp và khỏe khoắn hơn bất kỳ giống Hoa Giấy khác.

Một lưu ý là ở dạng bonsai, hoa giấy rất nhạy cảm với sương giá và cần chuyển vào trong nhà khi nhiệt độ mùa đông lên tới ngưỡng đóng băng, vì chậu nông khiến chúng dễ bị hỏng rễ. Chính vì điều này ở các tỉnh phía bắc giáp biên giới Trung Quốc, có khí hậu rất lạnh, phải đưa cây vào nơi trú ẩn về mùa đông.
Khi trưng bày ngoài trời, chúng cũng yêu cầu tưới nước thường xuyên hơn so với hoa giấy đủ kích thước trồng dưới đất, đặc biệt vào những ngày trong mùa hè nóng bức. Chúng ta cần bổ sung thêm lớp giữ ẩm cho cây hoặc đưa cây tới nơi có ánh nắng dịu hơn, hoặc chọn nơi có chế độ phơi nắng ít hơn.
Chọn chậu để trồng cây Hoa Giấy bonsai
Chậu trồng cây Hoa Giấy bonsai có nhiều hình dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau, có chậu gốm tráng men hoặc không tráng men, nhưng có một điểm chung là chúng có độ sâu nông chỉ từ 5 đến 8 cm. Các yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn chậu phù hợp là kiểu dáng của cây, kích thước của cây. Kiểu dáng và đường nét của cây xác định xem nó mang những đặc điểm duyên dáng và tinh tế hay mạnh mẽ với thân dày cành khỏe và mập mạp. Hình dạng chậu phải phản ánh các đặc điểm tương ứng, chẳng hạn như chậu nông hơn với hình dạng mềm mại, uyển chuyển dành, chậu có hình dạng vuông vức, chắc nịch, sâu hơn để trồng những cây mạnh mẽ với thân giày hơn. Một nguyên tắc chung cho màu sắc của chậu là chọn màu phù hợp với cây để có một bố cục tổng thể hài hòa.
Hướng dẫn cách để làm cây Hoa Giấy bonsai
Đối với những người mới bắt đầu, thanhcaviet.com xin gửi đến các bạn những hướng dẫn dưới đây để giúp bạn có được cây Hoa Giấy bonsai.
Chọn cây Hoa Giấy để làm cây bonsai
Tìm một cây ươm có kích thước từ 1 đến 5 cm có gốc dày thuôn nhọn về phía ngọn, nếu không chọn được cây có gốc ứng ý các bạn có thể cắt ngắn khoảng 15 cm, sau đó nuôi một mầm mới từ cây đó, rồi lại cặt giật dần cho tới lúc cây đạt khoảng 40cm. Các bạn nên đọc bài viết hướng dẫn giâm cành hoa giấy để biết cách nhân giống 1 cây hoa giấy tại đây: https://thanhcaviet.com/huong-dan-trong-cay-hoa-giay-bang-cach-giam-canh.html
Chiều cao của cây
Quyết định chiều cao bạn muốn cây (từ 30 đến 40 cm) và cắt bỏ phần ngọn ở chiều cao đó.
Tạo thân dưới cho cây
Loại bỏ tất cả các cành ở một phần ba phía dưới của thân cây để bắt đầu biến một bụi cây thành một cái cây thu nhỏ.
Cắt tỉa cành để tạo bonsai
Loại bỏ những cành mọc thẳng lên, mọc thẳng xuống hoặc những cành mọc chéo hoặc mọc hướng vào thân cây.
Chọn lựa cành
Để lại một vài cành dài, dày hơn ở phía gần dưới thân cây và để lại những cành mỏng hơn, ngắn dần khi bạn di chuyển lên trên thân cây.
Tỉa cảnh tạo thành hình chóp nón
Tỉa các cành còn lại để chúng ngắn dần khi bạn làm việc hướng lên trên để mô phỏng cách cây phát triển trong tự nhiên, để cho ánh sáng dễ dàng chiếu tới tất cả các cành. Chiều dài nhánh cây không được vượt quá chiều cao của cây.

Bảo vệ cây ở nhiệt độ thích hợp
Đặt cây ở ngoài trời với ánh nắng đầy đủ. Chỉ mang vào trong nhà một thời gian ngắn vào những ngày có nhiệt độ không thích hợp. Vào những ngày có nhiệt độ quá cao hơn 34 độ và những ngày có nhiệt độ đóng băng.
Tưới nước cho cây
Tưới nước sâu 2 hoặc 3 một lần một ngày (lý tưởng nhất là tưới nhỏ giọt). Hàng tháng nên tưới cho cây một lượng phân đạm thấp. Ngâm phân đạm tan trong nước sau đó tưới cho cây.
Cắt cành sau mỗi mùa hoa
Sau khi hoa bắt đầu tàn, hãy cắt bỏ cành cây một cách mạnh mẽ, chỉ còn lại 2 hoặc 3 mắt lá trên mỗi cành. Nếu không, nó sẽ trở lại thành một bụi rậm.
Chọn chậu và sang chậu cho cây
Sau khi cây đạt được hình dạng bạn thích, hãy mua một chậu cây cảnh, có chiều sâu từ 7 đến 8 cm. Sau đó chuyển cây vào chậu để tôn hết vẻ đẹp của cây. Tốt nhất nên chuyển chậu vào mùa xuân hoặc mùa hè. Hằng năm nên thay đất cho chậu cây 1 lần, cắt bớt rễ cho cây cùng kết hợp bón thêm phân chuồng đã ủ hoai cho cây.
Đến đây chúng tôi đã hoàn thành xong các hướng dẫn để có cây hoa giấy bonsai. Hi vọng những kiến thức của chúng tôi sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc trồng một cây hoa giấy bonsai đẹp. Sau khi đã có cây ưng ý bạn lặp lại từ bước 2 trong chế độ chăm sóc hằng năm.